HB Prenatal Support

  • Giá cửa hàng:
  • $
  • Giá thị trường:
  • $17.19

Tổng nhận xét

0

Tổng bán hàng

10772

  • Số lượng:
  • - +
    Tồn kho:62241

Lịch sử duyệt

Đề Xuất Tìm Kiếm Nổi Bật

Tên hàng hóa:HB Prenatal Support

  • Số hàng hóa:TP0000634

26 HOẠT CHẤT CẦN THIẾT CHO MẸ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TRONG 1 VIÊN HB PRENATAL SUPPORT

A. Nhóm Vitamin

1. Vitamin A (As beta-carotene)...4000 IU

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển về hình thái, chức năng và sự nguyên vẹn của mắt, vitamin A còn có tác dụng toàn thân, đặc biệt đối với một số cơ quan chuyên biệt và sự phát triển xương của thai nhi. Do đó, việc bổ sung vitamin A khi mang thai là rất cần thiết.

 

Thiếu vitamin A ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương giác mạc ở thai nhi, nguy cơ dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Hầu hết bà bầu ở các nước đang phát triển đều gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin A khi mang thai.

Lưu ý: không được bổ sung quá 10.000 IU/mỗi ngày

 

2. Vitamin C (As ascorbic acid)...60mg

Vitamin C được xem là “người bạn tốt nhất” của hệ miễn dịch.

+ Số lượng vitamin C được khuyến cáo mỗi ngày (RDA) đối với phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên là 85mg và 80mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.

+ Phụ nữ cho con bú trên 19 tuổi sẽ cần bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày, còn từ 19 tuổi trở xuống sẽ là 115mg mỗi ngày.

+ Mức tiêu thụ cao nhất được cho phép mỗi ngày là 2.000mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và 1.800mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.

 

3. Vitamin D (as cholecalciferol)...400IU

Việc bổ sung vitamin D trong thai kỳ có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bé. Vitamin D3 giúp cơ thể mẹ hấp thụ tốt nhất canxi, góp phần hình thành và giúp hệ thống xương, răng của thai nhi khỏe mạnh, tăng chiều cao ngay trong bụng mẹ. Bổ sung hợp lý vitamin D trong suốt thai kỳ có lợi cho sự phát triển về xương của trẻ 9 năm sau đó.

Tổ chức Y tế thế giới – WHO khuyến nghị, 1000 ngày vàng đầu đời (bao gồm giai đoạn trẻ trong giai đoạn bào thai và khi lọt lòng đến 2 tuổi) là giai đoạn vàng phát triển chiều cao và thể chất của trẻ

Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai có thể khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí dễ bị sinh non.

Khuyến cáo bổ sung Vitamin D cho bà bầu: 400 IU/ngày - 1.500 IU/ngày

 

4. Vitamin E (As d-alpha tocopherol)...30 IU

Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, uống vitamin E phối hợp với vitamin C đã giảm đáng kể tình trạng tiền sản giật, đặc biệt là ở những thai phụ có nguy cơ cao như rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén (nhiễm độc thai nghén).

Khuyến cáo bổ sung vitamin E: 18 - 400 IU/ngày

 

5. Vitamin B1 (As thiamin mononitrate)...1.7mg

Đối với những mẹ bầu, đây càng là thành phần quan trọng cần bổ sung để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho mẹ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Vitamin B1 hay còn gọi là Thiamin có tác dụng giúp mẹ và thai nhi chuyển hóa carbohydrates thành năng lượng. B1 còn rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Khuyến cáo bổ sung vitamin E: 1,3mg - 1,8mg/ngày

 

6. Vitamin B2 (As riboflavin)...2mg

Đối với trẻ nhỏ, vitamin B2 là một loại vitamin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của bé như thị lực tốt, làn da khỏe mạnh, phát triển xương, cơ và thần kinh.

Đối với phụ nữ mang thai, ốm nghén và buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, nếu dùng Vitamin B2 với lượng phù hợp sẽ có thể chống lại sự mệt mỏi và cảm thấy tràn đầy năng lượng. Vitamin B2 giúp hấp thu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp khá phổ biến trong thai kỳ.

Sự thiếu hụt vitamin này có thể kích hoạt tiền sản giật hoặc có thể tăng khả năng em bé bị dị tật bẩm sinh.

Khuyến cáo bổ sung Vitamin B2: 1.6mg - 2mg/ngày

 

7. Vitamin B3 (As niacinamide)...20mg

Vitamin B3 là chất dinh dưỡng rất cần thiết với thai phụ bởi dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển đúng cách. Dưới đây là một vài tác dụng của vitamin B3 đối với bà bầu

+ Ngăn ngừa sẩy thai và dị tật bẩm sinh: Theo nghiên cứu, vitamin B3 có thể kích thích cơ thể tạo ra chất nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) để hỗ trợ sửa chữa ADN, kết nối tế bào đồng thời sản xuất năng lượng. Nhờ vậy, tác dụng của vitamin B3 có thể được phát huy trong việc phòng chống sẩy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

+ Lợi ích của vitamin B3 cho sự phát triển của não bộ: Niacin là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.

+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể:Lợi ích của vitamin B3 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, protein, carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Tốt cho da và các cơ quan khác: Mẹ bầu bổ sung vitamin B3 đầy đủ trong thời gian mang thai sẽ có làn da khỏe mạnh, tươi sáng, đồng thời cũng giúp cải thiện chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

+ Giảm buồn nôn và cải thiện tiêu hóa: Lợi ích của vitamin B3 còn có thể giúp điều trị ốm nghén và hỗ trợ tiêu hóa.

+ Lợi ích của vitamin B3 trong việc giảm đau nửa đầu: Vitamin B3 có tác dụng giảm tình trạng bà bầu bị đau nửa đầu

Khuyến cáo bổ sung Vitamin B3: 18mg - 35mg/ngày

 

8. Vitamin B6...2.5mg

Vitamin B6 còn gọi là Pyridoxin, là một loại vitamin thuộc nhóm B. Nó có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo thành acid amin, giúp cơ thể hấp thu được những chất này để tạo năng lượng duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu. Bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa mẹ mắc bệnh tim mạch: vitamin B6 giúp kiểm soát nồng độ của homocysteine (chất này được cơ thể hấp thu từ thức ăn có protein) ngăn chất này tích tụ trong máu, làm tổn thương mạch máu. Ngoài ra B6 còn giúp mẹ bầu tạo glucose từ glycogen, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. Vitamin B6 giúp mẹ bầu: bổ não, ngăn ngừa mắc các bệnh tim mạch, bổ máu, bổ não, giảm ốm nghén, ngủ ngon hơn.

Khuyến cáo bổ sung Vitamin B6: 2mg/ngày

 

9. Acid folic (Vitamin B9)...800mcg

Acid folic là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Bởi hồng cầu là nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Vai trò của acid folic trước lúc có thai hoặc tuần đầu tiên của thai kỳ còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy acid folic cũng có thể ngăn ngừa dị tật tim ở đứa trẻ và các dị tật bẩm sinh về miệng là hở môi và vòm miệng.

 

10. Vitamin B12...8mcg

vitamin B12 có vai trò quan trọng với sự phát triển ống thần kinh của thai nhi. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thiếu vitamin B12 có thể là nguy cơ của dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250ng/L có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2,5 - 3 lần so với những người phụ nữ khác.

 

11. Biotin (Vitamin H)...300mcg

Vitamin H hay biotin có vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Đồng thời, dưỡng chất này còn là một chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa đường và axit amin. Tuy nhiên, do bản chất tan trong nước nên biotin dễ dàng bị đào thải qua nước tiểu.

Sau khi sinh, lượng estrogen giảm xuống làm cho tóc chậm phát triển khiến bà bầu phải đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên “rụng tóc”. Thêm vào đó, các bà mẹ sau sinh cũng thường bị stress, trầm cảm khiến cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn, máu huyết lưu thông kém, tóc không được nuôi dưỡng tốt nên dần gãy rụng.

Lúc này, vitamin H chính là giải pháp cho vấn đề về tóc của bạn. Bên cạnh tóc, biotin còn hỗ trợ giữ cho làn da được khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu. Dưỡng chất này còn rất hữu ích trong việc giảm mỡ thừa và duy trì cân nặng.

Một nghiên cứu đã chứng minh, biotin cũng duy trì lượng đường trong máu rất có lợi cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Thêm một thông tin bổ ích cho mẹ bầu, vitamin B7 còn có tác dụng giúp giảm cholesterol ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ.

 

12. Pantothenic acid (Vitamin B5)...10mg

Tình trạng thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ…

Cũng như các vitamin nhóm B khác, vitamin B5 cũng góp phần vào các khía cạnh quan trọng khác nhau của dinh dưỡng trong thai kỳ. Nó giúp củng cố lại hệ thống cơ quan, các tế bào mô và cơ của bạn. Một số những lợi ích thiết thực mà vitamin B5 đem lại cho mẹ bầu có thể kể đến như sau:

  • Giúp giải phóng hormone làm giảm căng thẳng

  • Hỗ trợ ngăn ngừa chuột rút, là tình trạng khá phổ biến trong khi mang thai

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate, hỗ trợ tiêu hóa tốt

  • Tăng cường khả năng chữa lành các tổn thương ngoài da…

 

B. Nhóm Khoáng Chất

13. Calcium...200mg

Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.

 

14. Iron...28mg

Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10 – 16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi được tạo ra hàng loạt nhờ sắt và acid folic. Vì vậy nếu cơ thể mẹ không nạp đủ sắt trong thời gian này sẽ gây hại cho cả mẹ lẫn con, thai nhi khó có được trí thông minh tuyệt vời sau này.

Sắt còn bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau). Ngoài ra, sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và các tế bào trong cơ thể.

Đối với mẹ bầu thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể… Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này. Mặc khác, khi thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng. Điều này còn ảnh hưởng đến em bé sinh ra mang tiềm tàng của thiếu máu thiếu sắt giống mẹ, khó đạt được sức khỏe như mong muốn. Vì thế, việc bổ sung sắt cho bà bầu và bổ sung sắt sau sinh rất cần thiết.

Theo các số liệu nghiên cứu, có khoảng 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng). Riêng kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.

 

15. Iodine...150mcg

Vai trò của Iot đối với cơ thể người nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng là rất quan trọng. Trong cơ thể con người, tuyến giáp cần iot để sản xuất các hormone kiểm soát sự trao đổi chất, giúp cơ thể tăng trưởng. Khi mang thai, nhu cầu iot của cơ thể thai phụ tăng lên khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu hormone tuyến giáp của cả mẹ và bé.

 

16. Magnesium...50mg

Magie (Mg) cần thiết cho sự biến dưỡng của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; góp phần quan trọng trong việc biến đổi đường trong máu thành năng lượng; giúp đốt cháy chất béo để biến thành năng lượng. Do đó giúp chống lại sự suy nhược, mệt mỏi và mập phì; làm giãn mạch nên giúp cho hệ tim mạch được khỏe mạnh và giúp ngăn ngừa tai biến tim mạch.

Magie cho bà bầu có vai trò rất đặc biệt, đó là ngăn ngừa bệnh sản giật, do đó ngừa đẻ non và giảm tử vong sản khoa. Ngoài ra, Mg còn làm giảm bớt triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt; giữ răng và hệ xương khỏe mạnh; phòng ngừa sự lắng đọng calci thành sỏi thận; giảm chứng khó tiêu và táo bón; Mg có vai trò như là một chất an thần chống stress, chống lão hóa và ngừa ung thư.

 

17. Zinc...15mg

Việc sử dụng kẽm trong thai kỳ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý và biến chứng sau: tiêu chảy, cảm lạnh, trầm cảm, sinh non, thiếu vitamin A, biến chứng thai kỳ ở phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, sự phát triển của trẻ sơ sinh, tiền sản giật (Uống kẽm không làm giảm nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ), nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

 

18. Copper...2mg

Đồng là khoáng chất cần thiết cần bổ sung cho bà bầu. Nhu cầu đồng tăng lên trong thai kỳ và nguồn cung cấp dưới mức tối ưu có thể có tác động xấu đến sự phát triển của các mô và hệ thống cơ quan, bao gồm phổi, da, xương và hệ thống miễn dịch.

 

C. Hoạt Chất Dinh Dưỡng Khác

19. Omega 3...280mg

 

20. DHA...200mg

DHA là một loại acid béo omega-3 được chứng minh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và quá trình phát triển trí não của thai nhi và trẻ sơ sinh. Omega-3 thường được tìm thấy trong lớp màng bảo vệ của mọi tế bào trong cơ thể, có tác dụng giúp tăng cường sự phát triển và chức năng tế bào.

Hơn nữa, trong quá trình mang thai, omega-3 có tác dụng giúp kích thích cơ thể thai phụ sản xuất nhiều hồng huyết cầu nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy đối với sự phát triển của thai nhi, cả về thể chất lẫn trí não. Vì thế, omega-3 là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển đầu đời.

 

21. EPA...80mg

EPA là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của thai kỳ. Các vai trò chính được nhắc tới như:

  • EPA tham gia vào thành phần cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Một cơ thể bình thường, khỏe mạnh không thể thiếu EPA.

  • EPA là tiền chất cho các hợp chất có hoạt tính sinh học là eicosanoid có tác dụng kiểm soát dòng máu tới tử cung, giúp tử cung trưởng thành, kiểm soát cơn co thắt tử cung và chuyển dạ. Do đó giúp cải thiện khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng tỷ lệ thụ thai và cấy thai thành công đối với các trường hợp làm IVF.

  • DHA chỉ vận chuyển từ mẹ sang con khi nó được gắn với một “Protein vận chuyển”. EPA là chất giúp tăng cường khả năng gắn kết giữa DHA với “Protein vận chuyển” đó. Sự có mặt của EPA giúp DHA dễ dàng đi qua hàng rào nhau thai để vào thai nhi.

  • DHA cần được liên kết với các Protein liên kết để đi vào tế bào nhau thai và tế bào thai nhi. Nồng độ EPA cao hơn cũng dẫn đến khả năng gắn kết tốt hơn do đó việc phát triển tế bào não bộ cũng diễn ra tối ưu hơn.

  • EPA giúp kéo dài thời gian mang thai, giảm nguy cơ sinh non.

  • EPA giúp giảm nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

  • EPA giúp giảm tình trạng kháng Insulin ở phụ nữ mang thai, do đó giảm nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ

  • Bổ sung đủ EPA trong thai kỳ và khi cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ mang thai và sau sinh.

  • EPA có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm. Đồng thời EPA còn có tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy EPA có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch do xơ vữa mạch.

 

优惠卷

可领取的券

已领取的券